danh mục sản phẩm
tin tức
Đảo Lý Sơn: Người dân lao đao vì thiếu nước ngọt trầm trọng
Xem tiếp...Vụ phá rừng ở Phong Nha – Kẻ Bàng: Phát hiện 3 hầm gỗ quý
Xem tiếp...Giống cây siêu cao lương "quý như vàng" của Nhật Bản trồng tại Việt Nam có gì đặc biệt?
Xem tiếp...Rác đang bức tử nhiều thắng cảnh quốc gia ở Đà Lạt
Xem tiếp...TP.HCM: Sạt lở giữa khuya, cuốn trôi ôtô xuống sông Sài Gòn
Xem tiếp...Châu Âu nóng kỷ lục, 19.000 người có thể đã chết
Xem tiếp...Cỏ xoắn ốc độc, đẹp, lạ hút khách
Xem tiếp...Một giây cộng thêm vào đêm ngày 30/6 có tác động gì?
Xem tiếp...Rác đang bức tử nhiều thắng cảnh quốc gia ở Đà Lạt
Rác đang bức tử nhiều thắng cảnh quốc gia ở Đà Lạt
(08:47:37 AM 01/07/2015)
Chị Nguyễn Kiều Oanh, khách du lịch từ TP HCM lên Đà Lạt, cho biết: “Khi thấy rác dạt ở bãi bồi hồ Than Thở, chúng tôi đã cảm thấy khó chịu, đến khi đi ngắm Vườn hoa thành phố, dạo quanh hồ Xuân Hương và du thuyền trên hồ Tuyền Lâm thì chúng tôi thật sự thất vọng vì tình trạng ô nhiễm ở những nơi này. Đi đến đâu chúng tôi cũng thấy chai lọ, bao bì thuốc trừ sâu, xác động vật.
Đà Lạt nổi tiếng về sản xuất rau và hoa công nghệ cao mà đi đâu cũng nhìn thấy chai lọ, bao bì thuốc bảo vệ thực vật, liệu khái niệm rau sạch có còn đúng nghĩa? Ở đâu cũng đầy rác, còn đâu tâm trạng để cảm nhận cái đẹp, sự trong lành của Đà Lạt”.
Nước và rác sủi bọt, bốc mùi ở thác Cam Ly.
“Sau mỗi cơn mưa, hồ Than Thở phải hứng hàng chục khối rác đổ xuống, hồ Tuyền Lâm hứng khoảng hơn 50 khối, còn hồ Xuân Hương - trái tim thành phố - phải hứng hàng trăm khối rác. Ngày nào chúng tôi cũng thu gom, trục vớt rác, nhưng rồi rác lại ùn ùn kéo đến sau một cơn mưa. Tảo lam đã vây kín hồ Xuân Hương và đang xâm lấn hồ Tuyền Lâm.
Mỗi ngày chúng tôi vớt được khoảng 20 kg cá chết trên hồ Xuân Hương, ở mình và đầu cá nổi rất nhiều cục u lạ. Thật nguy hiểm nếu ăn phải những con cá này. Bởi thế, chúng tôi khuyến cáo người dân không nên ăn cá ở hồ này”, ông Nguyễn Hòa, Giám đốc doanh nghiệp tư nhân Môi Trường Xanh, chia sẻ.
Ô nhiễm nặng nề nhất phải kể đến thác Cam Ly. “Chưa vào tới thác đã ngửi thấy mùi rác” là câu nói cửa miệng của người dân Đà Lạt khi nói về dòng thác mộng mơ từng làm ngây ngất lòng người một thời.
Bà Lê Kim Oanh, một du khách Hà Nội, phản ánh: “Tới đây tôi có cảm giác như đang ở trong một dòng nước bị bỏ hoang, nhơ nhớp và hôi thối. Tôi phải nín thở từng đợt từ lúc bước vào thác cho tới lúc ra khỏi thác. Hình như chỉ có một mình tôi đến tham quan thác Cam Ly”.
“Hiện nay, thác Cam Ly có lượng khách tham quan rất thưa thớt. Nếu tình trạng ô nhiễm không được khắc phục, tôi e rằng một thời gian ngắn nữa sẽ chẳng còn ai dám ghé thăm nơi này. Chúng tôi cũng khốn đốn theo”, một thợ chụp hình trong khu du lịch nói.
Rô bốt hút tảo trên hồ Xuân Hương cũng không phải là một giải pháp triệt để.
Trước kia, hồ Suối Vàng (còn gọi là hồ Đan Kia) là khu du lịch sinh thái nổi tiếng của Đà Lạt, nhưng hiện nay, khi đến đây, du khách không khỏi bàng hoàng khi chứng kiến “những dòng sông rác”.
Anh Lê Thanh Hoài, một khách du lịch ở TP HCM kể: “Hôm đó, sau một trận mưa lớn, tôi đứng trong khu du lịch Thung lũng Vàng ngắm hồ Suối Vàng thì thấy rác ở khắp các con suối ùn ùn đổ về".
Tình trạng ô nhiễm rác ở Đà Lạt không còn là cá biệt. Nếu không ngăn chặn kịp thời e rằng sẽ còn nhiều điều phải tiếc nuối và ân hận về sau.
Đang tự giết mình
Hồ Suối Vàng là nơi cung cấp nguồn nước sạch chủ yếu cho thành phố Đà Lạt (khoảng 80%) qua hai nhà máy nước Đan Kia 1 và Đan Kia 2. Thế nhưng, anh Phạm Quang Thành, người dân sống cạnh hồ chia sẻ: “Tôi đã nhiều lần chứng kiến cảnh rác dạt quanh hồ, toàn bao bì, chai lọ thuốc trừ sâu, xác động vật. Điều này khiến tôi phải đặt câu hỏi: nước sạch liệu có thực sự sạch và an toàn không?”.
Ông Lương Văn Ngự, Phó giám đốc Sở Tài nguyên và môi trường tỉnh Lâm Đồng, xác nhận tình trạng ô nhiễm của nhiều hồ tại thành phố Đà Lạt đang ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng nước sinh hoạt cùng cảnh quan du lịch nơi đây.
Xây dựng hệ thống lưới chắn rác chỉ là một giải pháp tạm thời.
Ông cho biết: “Qua nhiều năm tiến hành quan trắc cho thấy chất lượng nguồn nước cấp cho sinh hoạt ngày càng suy giảm cả về lượng và chất. Trong đợt kiểm tra đột xuất nguồn nước của thành phố. Đà Lạt gần đây nhất, Bộ Y tế cũng kết luận: nguồn nước đầu vào cấp cho sinh hoạt có nguy cơ ô nhiễm cao”.
Nguyên nhân chính của tình trạng này là do hoạt động nông nghiệp như việc thay đổi chế độ canh tác (diện tích nhà kính, nhà lưới tăng…) làm tăng mức độ xói mòn rửa trôi đất; chất thải nông nghiệp chưa được thu gom và xử lý hợp lý; phân bón và thuốc bảo vệ thực vật dư thừa trong quá trình canh tác bị rửa trôi, ngấm vào đất, lắng vào hồ,…
Ngoài ra, nước thải sinh hoạt của người dân, chất thải phát sinh từ hoạt động du lịch chưa được thu gom và xử lý triệt để cũng là nguyên nhân khiến các điểm du lịch đồng loạt bị ô nhiễm, kéo theo đó là chất lượng nguồn nước bị suy giảm. Theo ông Lương Văn Ngự, các ngành chức năng của tỉnh đã thấy vấn đề và đã có nhiều cuộc họp nhằm tìm cách giải quyết nhưng vẫn chưa mang lại hiệu quả cao.
Ông Nguyễn Văn Sơn, Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Lâm Đồng, cho biết, trong thời gian tới Sở sẽ dành một phần kinh phí nhằm đẩy mạnh hơn nữa các phong trào thu gom và xử lý rác thải nông nghiệp; mặt khác, sẽ đề xuất với cơ quan chức năng xây dựng nhà máy xử lý rác thải. Tuy vậy, chỉ khi nào người dân nâng cao ý thức tự giác trong công tác bảo vệ môi trường thì mới mong trả lại được môi trường trong lành vốn có của Đà Lạt.
Tin khác
- Đảo Lý Sơn: Người dân lao đao vì thiếu nước ngọt trầm trọng
- Vụ phá rừng ở Phong Nha – Kẻ Bàng: Phát hiện 3 hầm gỗ quý
- Giống cây siêu cao lương "quý như vàng" của Nhật Bản trồng tại Việt Nam có gì đặc biệt?
- TP.HCM: Sạt lở giữa khuya, cuốn trôi ôtô xuống sông Sài Gòn
- Châu Âu nóng kỷ lục, 19.000 người có thể đã chết
- Cỏ xoắn ốc độc, đẹp, lạ hút khách
- Một giây cộng thêm vào đêm ngày 30/6 có tác động gì?