online support

Nguyễn Huyền - Hotline: 0935 531 995
Logo

giỏ hàng của bạn

0935 531 995 0918 709 944

banner ap1 bannerap 02 bannerap 01 banner ap2

danh mục sản phẩm

tin tức

ly son e1554084873472

Đảo Lý Sơn: Người dân lao đao vì thiếu nước ngọt trầm trọng

Xem tiếp...
liem tra vqg phong nha

Vụ phá rừng ở Phong Nha – Kẻ Bàng: Phát hiện 3 hầm gỗ quý

Xem tiếp...
giong cay vang nhat ban trong tai viet nam co gi doc

Giống cây siêu cao lương "quý như vàng" của Nhật Bản trồng tại Việt Nam có gì đặc biệt?

Xem tiếp...
tinmoitruong rac

Rác đang bức tử nhiều thắng cảnh quốc gia ở Đà Lạt

Xem tiếp...
tinmoitruong sat lo

TP.HCM: Sạt lở giữa khuya, cuốn trôi ôtô xuống sông Sài Gòn

Xem tiếp...
tinmoitruong nân

Châu Âu nóng kỷ lục, 19.000 người có thể đã chết

Xem tiếp...
hat giong co xoan oc gia beo khien khach hang me man

Cỏ xoắn ốc độc, đẹp, lạ hút khách

Xem tiếp...
giay nhuan 1 1

Một giây cộng thêm vào đêm ngày 30/6 có tác động gì?

Xem tiếp...

Một giây cộng thêm vào đêm ngày 30/6 có tác động gì?

Một giây cộng thêm vào đêm ngày 30/6 có tác động gì?

 


(Tinmoitruong.vn) - Một giây cộng thêm vào đêm ngày 30/6 có thể mang đến những tác động khủng khiếp cho hệ thống Internet thế giới, thậm chí còn dẫn đến sụp đổ hoàn toàn.

Một[-]giây[-]cộng[-]thêm[-]vào[-]đêm[-]ngày[-]30/6[-]có[-]tác[-]động[-]gì?
Giây nhuận sẽ xuất hiện vào đêm ngày 30/6

 

Cơ quan hàng không vũ trụ NASA giải thích rằng Trái đất đã trải qua rất nhiều năm vận động và chịu ảnh hưởng của những thảm họa thiên nhiên như động đất, sóng thần … khiến trục của nó thay đổi và quay chậm dần đi. 

Chính vì thế, giới khoa học mới thêm vào một giây đồng hồ vào cách tính thời gian. Và “giây thừa” này sẽ xuất hiện vào đêm ngày 30/6. Cụ thể, một ngày bình thường bao gồm 86.400 giây còn hiện tại thì một ngày kéo dài 86.400,002.


Một giây cộng thêm dường như không ảnh hưởng quá nhiều đến cuộc sống con người. Tuy nhiên, trên thực tế, trong nhiều lĩnh vực, “giây thừa” này có thể mang đến những xáo trộn ít ai ngờ.

Theo lịch sử, lần đầu tiên một giây được thêm vào giờ quốc tế UTC là vào 23:59:59 ngày 30 tháng 6 năm 1972. Sau đó, các giây nhuận đã được chèn thêm vào khoảng sau từng 18 tháng. Tính đến trước năm 2015, chúng ta đã có 25 lần cộng thêm một giây.

Lần gần đây nhất vào năm 2012, khi giây nhuận xuất hiện, một loại hãng công nghệ như Mozilla, Reddit, Foursquare, Yelp, LinkedIn và StumbleUpon đều báo cáo gặp sự cố với hệ điều hành Linux và các chương trình viết bằng Java.

Đỉnh điểm là sự cố phải ngừng hoạt động của Reddit do lỗi Java. Server của Reddit chạy chậm bằng một nửa bình thường và khiến cho các nhà quản lý trở tay không kịp. Ban đầu họ nghĩ chỉ là một sự cố kỹ thuật bình thường cho đến khi thông tin về giây nhuận được khẳng định. 

Nghiêm trọng hơn, việc thêm một giây vào đồng hồ là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến việc hoãn 400 chuyến bay tại của hãng Qantas, Australia sau khi hệ thống check-in không thể hoạt động bình thường. 

Các nhân viên tại sân bay đã buộc phải làm thêm giờ, chuyển từ chế độ check-in tự động sang chế độ check-in bằng thủ công và mất khoảng 2 giờ đồng hồ để giải quyết tình thế. 

Ngoài ra, một vấn đề khác có thể xảy ra, thị trường cổ phiếu có thể gặp phải sự cố nghiêm trọng do các giao dịch không thể thực hiện sau sự kiện này, nếu hệ thống của họ không được chuẩn bị để đồng bộ thời gian.

Năm 2012, một số mã giao dịch Nasdaq and NYSE chọn cách đóng cửa sớm để hạn chế rủi ro. Còn những mặt hàng tiếp tục giao dịch trên sàn cũng không nhận được sự dè chừng của các nhà đầu tư. 

Và quan trọng nhất là những hoạt động của các vệ tinh ở bên ngoài Trái đất. Nguy cơ sai lệch thông tin từ các vệ tinh này sẽ khiến cho hệ thống GPS toàn cầu gặp vấn đề.

Cụ thể, nếu một thiết bị GPS có thể nhận 3 hoặc nhiều hơn các tín hiệu cùng một lúc, nó có thể sử dụng sự sai biệt về thời gian đến của các tín hiệu để tính toán vị trí trên bề mặt trái đất.

Như vậy, các cơ quan quốc tế cần phải đảm bảo sự cố lớn sexk hông xảy ra. Bởi lẽ, bất kì sự thay đổi thời gian toàn cầu nào cũng đều đáng lo ngại đối với Hoa Kì vì họ có nhiệm vụ quan trọng là duy trì hệ thống GPS.

Google cũng đã đề xuất một phương pháp giải quyết vấn đề này, đó là chia nhỏ 1 giây thêm vào thành các mili giây và sau đó thêm chúng vào từng giây trong ngày 30/6. Như vậy thực chất mỗi giây trong ngày 26 sẽ là 1,00001 giây và mọi thứ sẽ diễn ra một cách bình thường.

 
Linh Trần/VTC news